Các phòng gym dễ thu hút nhiều người đến tập vào đầu năm, khi ai nấy đều háo hức đặt ra mục tiêu sống lành mạnh, tích cực hơn cho năm mới. Đó có lẽ là thời điểm tệ nhất để chiếm vị trí “thượng đế” khi thỏa thuận với phòng tập. Tuy nhiên, từ tháng Bảy trở đi, bạn có nhiều lợi thế hơn khi hội viên mới tập suốt mùa hè ít hơn hẳn vì mọi người bận rộn với kế hoạch du lịch. Đây không phải là bí mật duy nhất mà các phòng gym đang giấu bạn, còn vài điều bạn chưa biết có thể gây hại túi tiền lẫn sức khỏe của mình.
Dù sắp móc ví để gia hạn thời gian tập hay đăng ký thành viên ở một phòng gym mới, bạn cũng nên liếc qua một số thông tin sau đây để đưa ra những quyết định khôn ngoan. Dù sao, nơi tập cũng chiếm 50% sự thành công của việc tập tành mà!
1/ Phòng tập sẽ “dùng chiêu” để giữ khách
Mùa hè là thời điểm lý tưởng đến phòng gym, nó cũng là lúc thích hợp để gia tăng lợi ích từ các hội viên hiện tại. Hầu hết bộ phận kinh doanh tại những câu lạc bộ sức khỏe đều được yêu cầu phải hoàn thành chỉ tiêu hằng tháng và giảm lượng hủy đăng ký xuống mức thấp nhất, do đó họ dành cho bạn nhiều ưu đãi hơn.
Lúc này, bạn nên cho họ biết mức giá rẻ hơn của một địa chỉ đang là đối thủ cạnh tranh, xem liệu họ có thể điều chỉnh chi phí. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu xem phòng gym đó có ưu đãi gì cho người mới để yêu cầu họ dành điều tương tự cho mình. Một số nơi cấp thẻ ra vào mọi chi nhánh phòng tập cùng hệ thống giúp bạn có thể đến những phòng gym khác trong lúc đi du lịch, hay một vài khóa huấn luyện cá nhân hoặc thậm chí một tháng tập miễn phí trong mùa thấp điểm.
2/ Đăng ký theo tháng có thể bị “chém đẹp”
Gói tập theo tháng chỉ thích hợp với những ai siêng đi tập, nếu chỉ ghé phòng gym khoảng hai lần/tuần, bạn không nên chọn nó. Người đăng ký gói tập này có thể phải trả chi phí cao hơn 70% so với đối tượng trả theo số lần tập luyện. Đây là tư vấn của chị Phan Diệu Huyền, phụ trách truyền thông, tiếp thị của hệ thống phòng tập California Fitness and Yoga Centers tại Việt Nam. Chị cũng từng thực hiện nghiên cứu liên quan đến người tập gym trong ba năm.
3/ Phòng tập đầy mầm bệnh
Một nghiên cứu cho thấy 3/4 thiết bị tập tạ ẩn chứa rhino, vi-rút gây cảm lạnh. Ngay cả việc lau chùi bề mặt sàn và dụng cụ cũng không hoàn toàn loại trừ được mầm bệnh. Chứng sổ mũi là mối lo nhỏ nhất của bạn: nhiễm khuẩn MRSA và các loại bệnh nhiễm trùng vi khuẩn khác có thể lây lan nếu một vết đứt hoặc vết xước trên da tiếp xúc với vi khuẩn này. Phòng tập cũng là môi trường thuận lợi để truyền bệnh và ủ bệnh, theo huấn luyện viên Võ Khánh Nho, phụ trách dinh dưỡng và y khoa thể thao tại trung tâm Fit24, Q. 7, TP. HCM. Vi khuẩn, nấm và vi-rút có thể sống sót ở những nơi ẩm ướt như phòng thay quần áo ẩm thấp hay đệm, những băng ghế dài đẫm mồ hôi. Bạn nên trải một chiếc khăn lau lên thảm hoặc ghế tập thể dục lẫn ghế dài trong phòng thay đồ nhằm hạn chế để da tiếp xúc với các bề mặt nơi đây.
Ngoài ra, còn cách thông minh hơn: thay áo ba lỗ và quần siêu ngắn bằng áo thun, quần lửng hoặc legging ít để lộ da thịt của bạn. Bạn chịu khó mang theo thảm tập yoga riêng vì hầu hết thảm tập chung đều không được giặt giũ thường xuyên. Sau buổi tập, bạn nhớ tắm vòi sen ngay lập tức, thay quần áo sạch và đặt đồ dùng bẩn ở một ngăn riêng trong túi xách, cô Jackie Đoàn, chuyên gia tại Mirra Spa, Q. 1, TP. HCM, tư vấn. Khi về đến nhà, bạn đừng quên mang dép dùng trong phòng tắm ra phơi khô nơi thoáng đãng trước khi bọc lại. Ngoài ra, bạn cũng không nên lau khăn do phòng gym cung cấp nếu biết cơn bùng phát MRSA liên quan đến khăn dùng chung. Thử hỏi bộ phận giặt ở phòng tập xem khăn có giặt nước nóng và sấy khô cẩn thận hay không. Nếu họ không đảm bảo điều này, tốt nhất bạn nên đem theo khăn riêng.
Cẩn thận khi để đồ dùng cá nhân ở gần băng ghế ngồi chung
Ảnh: Shutterstock
4/ Thuê huấn luyện viên bù nhìnBạn đừng để mình bị qua mặt trước bắp tay và thân hình rắn chắc của huấn luyện viên vạm vỡ nào đó. Trước khi đóng tiền cho khóa tập với huấn luyện viên riêng, bạn nên hỏi người quản lý phòng gym về tiêu chuẩn thuê người và kiểm tra số năm kinh nghiệm cũng như nơi cấp chứng chỉ cho họ.
Theo cô Sylvie Melo Trần, huấn luyện viên tại trung tâm Crescent Wellness, Phú Mỹ Hưng, Q. 7, TP. HCM, lý lịch hoành tráng là một chuyện, bạn cần để ý cả cách các huấn luyện viên trao đổi với khách hàng. Một dấu hiệu khác cần đặt dấu hỏi nếu họ không hề hỏi thăm bạn về cấp độ luyện tập, chấn thương trước đây hoặc các vấn đề y khoa khác. Một huấn luyện viên giỏi sẽ không bảo người đang bị đau vai hay sưng khuỷu tay do chơi quần vợt tập những động tác không phù hợp.
5/ Không thể giao phó đời bạn cho phòng tập
Đột ngột tử vong vì bệnh tim trong quá trình tập luyện hiếm khi xảy ra, nhưng nếu tim của bạn tạm ngưng đập, chuyện tiếp theo có thể khiến mọi thứ khác đi. Theo bác sĩ chuyên khoa tim Đỗ Thị Kim Chi, bệnh viện An Sinh, TP. HCM, nếu máy khử rung tim tự động bên ngoài (AED) được mang ra sử dụng ngay tức thì, cơ hội sống sót dành cho bạn sẽ cao hơn 90%. Dù phòng gym sở hữu thiết bị này, nhưng có chắc nhân viên nơi đó biết sử dụng? Tin không vui là mỗi phút chần chừ, trì hoãn sẽ hạ thấp khoảng 10% cơ hội bạn được cứu sống. Do đó, nhớ kiểm tra xem phòng tập có AED và nhân viên biết dùng AED không, đồng thời họ có hiểu về thủ thuật hồi sức tim, phổi CPR hay không.
6/ Vẫn bị tính phí sau khi hủy đăng ký
Giống như gã bạn trai xấu tính thích níu kéo dây dưa, phòng gym có thể khiến việc chia tay của bạn khó thành hiện thực. Trong số những câu chuyện bàn ra tán vào, khen chê tình hình phòng gym, các quý cô luôn phàn nàn về vấn đề chi phí và thiết bị tập. “Rất nhiều thành viên bị tính phí cho hạng mục nào đó mà họ nghĩ rằng mình đã hủy đăng ký”, Lý Ngọc Thanh Mai, thành viên lâu năm tại một câu lạc bộ Yoga ở TP. HCM, nhận định. Nếu bạn nói mình chuyển chỗ ở, một số phòng gym sẽ để bạn chấm dứt hợp đồng khi bạn đưa ra được lý do hợp lý cho việc không thể tiếp tục tập luyện tại chi nhánh khu vực bạn dọn đến. Nói chung việc chấm dứt hợp đồng không dễ dàng như lúc đăng ký.
Sự xuất hiện ồ ạt của hợp đồng điện tử qua email đang khiến tình hình tồi tệ thêm. Quả thật, không gì thay thế được giấy tờ xác thực trong tay để bạn có thể xem xét cẩn thận các điều khoản. Trước khi ký kết, bạn phải chắc chắn rằng mình đã nắm rõ chính sách hủy đăng ký lẫn thủ tục làm hóa đơn của phòng gym, lưu ý thời gian trói buộc của hợp đồng cũng như chi tiết về quá trình gia hạn làm hội viên. Bên cạnh đó, bạn nhớ giữ kỹ bản in của mọi loại giấy tờ phòng khi cần dùng sau này.
- See more at: http://www.womenshealthvn.com/suc-khoe/khoe-dep-hon/kham-pha-bi-mat-cua-phong-gym#sthash.gTghcwgD.dpuf
Khám phá bí mật của phòng gym
(Women's Health) Trước khi nộp phí tập thể dục cho năm tiếp theo, bạn nên biết vài điều về các phòng gym
Các phòng gym dễ thu hút nhiều người đến tập vào đầu năm, khi ai nấy đều háo hức đặt ra mục tiêu sống lành mạnh, tích cực hơn cho năm mới. Đó có lẽ là thời điểm tệ nhất để chiếm vị trí “thượng đế” khi thỏa thuận với phòng tập. Tuy nhiên, từ tháng Bảy trở đi, bạn có nhiều lợi thế hơn khi hội viên mới tập suốt mùa hè ít hơn hẳn vì mọi người bận rộn với kế hoạch du lịch. Đây không phải là bí mật duy nhất mà các phòng gym đang giấu bạn, còn vài điều bạn chưa biết có thể gây hại túi tiền lẫn sức khỏe của mình.
Dù sắp móc ví để gia hạn thời gian tập hay đăng ký thành viên ở một phòng gym mới, bạn cũng nên liếc qua một số thông tin sau đây để đưa ra những quyết định khôn ngoan. Dù sao, nơi tập cũng chiếm 50% sự thành công của việc tập tành mà!
1/ Phòng tập sẽ “dùng chiêu” để giữ khách
Mùa hè là thời điểm lý tưởng đến phòng gym, nó cũng là lúc thích hợp để gia tăng lợi ích từ các hội viên hiện tại. Hầu hết bộ phận kinh doanh tại những câu lạc bộ sức khỏe đều được yêu cầu phải hoàn thành chỉ tiêu hằng tháng và giảm lượng hủy đăng ký xuống mức thấp nhất, do đó họ dành cho bạn nhiều ưu đãi hơn.
Lúc này, bạn nên cho họ biết mức giá rẻ hơn của một địa chỉ đang là đối thủ cạnh tranh, xem liệu họ có thể điều chỉnh chi phí. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu xem phòng gym đó có ưu đãi gì cho người mới để yêu cầu họ dành điều tương tự cho mình. Một số nơi cấp thẻ ra vào mọi chi nhánh phòng tập cùng hệ thống giúp bạn có thể đến những phòng gym khác trong lúc đi du lịch, hay một vài khóa huấn luyện cá nhân hoặc thậm chí một tháng tập miễn phí trong mùa thấp điểm.
2/ Đăng ký theo tháng có thể bị “chém đẹp”
Gói tập theo tháng chỉ thích hợp với những ai siêng đi tập, nếu chỉ ghé phòng gym khoảng hai lần/tuần, bạn không nên chọn nó. Người đăng ký gói tập này có thể phải trả chi phí cao hơn 70% so với đối tượng trả theo số lần tập luyện. Đây là tư vấn của chị Phan Diệu Huyền, phụ trách truyền thông, tiếp thị của hệ thống phòng tập California Fitness and Yoga Centers tại Việt Nam. Chị cũng từng thực hiện nghiên cứu liên quan đến người tập gym trong ba năm.
3/ Phòng tập đầy mầm bệnh
Một nghiên cứu cho thấy 3/4 thiết bị tập tạ ẩn chứa rhino, vi-rút gây cảm lạnh. Ngay cả việc lau chùi bề mặt sàn và dụng cụ cũng không hoàn toàn loại trừ được mầm bệnh. Chứng sổ mũi là mối lo nhỏ nhất của bạn: nhiễm khuẩn MRSA và các loại bệnh nhiễm trùng vi khuẩn khác có thể lây lan nếu một vết đứt hoặc vết xước trên da tiếp xúc với vi khuẩn này. Phòng tập cũng là môi trường thuận lợi để truyền bệnh và ủ bệnh, theo huấn luyện viên Võ Khánh Nho, phụ trách dinh dưỡng và y khoa thể thao tại trung tâm Fit24, Q. 7, TP. HCM. Vi khuẩn, nấm và vi-rút có thể sống sót ở những nơi ẩm ướt như phòng thay quần áo ẩm thấp hay đệm, những băng ghế dài đẫm mồ hôi. Bạn nên trải một chiếc khăn lau lên thảm hoặc ghế tập thể dục lẫn ghế dài trong phòng thay đồ nhằm hạn chế để da tiếp xúc với các bề mặt nơi đây.
Ngoài ra, còn cách thông minh hơn: thay áo ba lỗ và quần siêu ngắn bằng áo thun, quần lửng hoặc legging ít để lộ da thịt của bạn. Bạn chịu khó mang theo thảm tập yoga riêng vì hầu hết thảm tập chung đều không được giặt giũ thường xuyên. Sau buổi tập, bạn nhớ tắm vòi sen ngay lập tức, thay quần áo sạch và đặt đồ dùng bẩn ở một ngăn riêng trong túi xách, cô Jackie Đoàn, chuyên gia tại Mirra Spa, Q. 1, TP. HCM, tư vấn. Khi về đến nhà, bạn đừng quên mang dép dùng trong phòng tắm ra phơi khô nơi thoáng đãng trước khi bọc lại. Ngoài ra, bạn cũng không nên lau khăn do phòng gym cung cấp nếu biết cơn bùng phát MRSA liên quan đến khăn dùng chung. Thử hỏi bộ phận giặt ở phòng tập xem khăn có giặt nước nóng và sấy khô cẩn thận hay không. Nếu họ không đảm bảo điều này, tốt nhất bạn nên đem theo khăn riêng.
Bạn đừng để mình bị qua mặt trước bắp tay và thân hình rắn chắc của huấn luyện viên vạm vỡ nào đó. Trước khi đóng tiền cho khóa tập với huấn luyện viên riêng, bạn nên hỏi người quản lý phòng gym về tiêu chuẩn thuê người và kiểm tra số năm kinh nghiệm cũng như nơi cấp chứng chỉ cho họ.
Theo cô Sylvie Melo Trần, huấn luyện viên tại trung tâm Crescent Wellness, Phú Mỹ Hưng, Q. 7, TP. HCM, lý lịch hoành tráng là một chuyện, bạn cần để ý cả cách các huấn luyện viên trao đổi với khách hàng. Một dấu hiệu khác cần đặt dấu hỏi nếu họ không hề hỏi thăm bạn về cấp độ luyện tập, chấn thương trước đây hoặc các vấn đề y khoa khác. Một huấn luyện viên giỏi sẽ không bảo người đang bị đau vai hay sưng khuỷu tay do chơi quần vợt tập những động tác không phù hợp.
5/ Không thể giao phó đời bạn cho phòng tập
Đột ngột tử vong vì bệnh tim trong quá trình tập luyện hiếm khi xảy ra, nhưng nếu tim của bạn tạm ngưng đập, chuyện tiếp theo có thể khiến mọi thứ khác đi. Theo bác sĩ chuyên khoa tim Đỗ Thị Kim Chi, bệnh viện An Sinh, TP. HCM, nếu máy khử rung tim tự động bên ngoài (AED) được mang ra sử dụng ngay tức thì, cơ hội sống sót dành cho bạn sẽ cao hơn 90%. Dù phòng gym sở hữu thiết bị này, nhưng có chắc nhân viên nơi đó biết sử dụng? Tin không vui là mỗi phút chần chừ, trì hoãn sẽ hạ thấp khoảng 10% cơ hội bạn được cứu sống. Do đó, nhớ kiểm tra xem phòng tập có AED và nhân viên biết dùng AED không, đồng thời họ có hiểu về thủ thuật hồi sức tim, phổi CPR hay không.
6/ Vẫn bị tính phí sau khi hủy đăng ký
Giống như gã bạn trai xấu tính thích níu kéo dây dưa, phòng gym có thể khiến việc chia tay của bạn khó thành hiện thực. Trong số những câu chuyện bàn ra tán vào, khen chê tình hình phòng gym, các quý cô luôn phàn nàn về vấn đề chi phí và thiết bị tập. “Rất nhiều thành viên bị tính phí cho hạng mục nào đó mà họ nghĩ rằng mình đã hủy đăng ký”, Lý Ngọc Thanh Mai, thành viên lâu năm tại một câu lạc bộ Yoga ở TP. HCM, nhận định. Nếu bạn nói mình chuyển chỗ ở, một số phòng gym sẽ để bạn chấm dứt hợp đồng khi bạn đưa ra được lý do hợp lý cho việc không thể tiếp tục tập luyện tại chi nhánh khu vực bạn dọn đến. Nói chung việc chấm dứt hợp đồng không dễ dàng như lúc đăng ký.
Sự xuất hiện ồ ạt của hợp đồng điện tử qua email đang khiến tình hình tồi tệ thêm. Quả thật, không gì thay thế được giấy tờ xác thực trong tay để bạn có thể xem xét cẩn thận các điều khoản. Trước khi ký kết, bạn phải chắc chắn rằng mình đã nắm rõ chính sách hủy đăng ký lẫn thủ tục làm hóa đơn của phòng gym, lưu ý thời gian trói buộc của hợp đồng cũng như chi tiết về quá trình gia hạn làm hội viên. Bên cạnh đó, bạn nhớ giữ kỹ bản in của mọi loại giấy tờ phòng khi cần dùng sau này.
- See more at: http://www.womenshealthvn.com/suc-khoe/khoe-dep-hon/kham-pha-bi-mat-cua-phong-gym#sthash.NiNb0BfF.dpufCác phòng gym dễ thu hút nhiều người đến tập vào đầu năm, khi ai nấy đều háo hức đặt ra mục tiêu sống lành mạnh, tích cực hơn cho năm mới. Đó có lẽ là thời điểm tệ nhất để chiếm vị trí “thượng đế” khi thỏa thuận với phòng tập. Tuy nhiên, từ tháng Bảy trở đi, bạn có nhiều lợi thế hơn khi hội viên mới tập suốt mùa hè ít hơn hẳn vì mọi người bận rộn với kế hoạch du lịch. Đây không phải là bí mật duy nhất mà các phòng gym đang giấu bạn, còn vài điều bạn chưa biết có thể gây hại túi tiền lẫn sức khỏe của mình.
Dù sắp móc ví để gia hạn thời gian tập hay đăng ký thành viên ở một phòng gym mới, bạn cũng nên liếc qua một số thông tin sau đây để đưa ra những quyết định khôn ngoan. Dù sao, nơi tập cũng chiếm 50% sự thành công của việc tập tành mà!
1/ Phòng tập sẽ “dùng chiêu” để giữ khách
Mùa hè là thời điểm lý tưởng đến phòng gym, nó cũng là lúc thích hợp để gia tăng lợi ích từ các hội viên hiện tại. Hầu hết bộ phận kinh doanh tại những câu lạc bộ sức khỏe đều được yêu cầu phải hoàn thành chỉ tiêu hằng tháng và giảm lượng hủy đăng ký xuống mức thấp nhất, do đó họ dành cho bạn nhiều ưu đãi hơn.
Lúc này, bạn nên cho họ biết mức giá rẻ hơn của một địa chỉ đang là đối thủ cạnh tranh, xem liệu họ có thể điều chỉnh chi phí. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu xem phòng gym đó có ưu đãi gì cho người mới để yêu cầu họ dành điều tương tự cho mình. Một số nơi cấp thẻ ra vào mọi chi nhánh phòng tập cùng hệ thống giúp bạn có thể đến những phòng gym khác trong lúc đi du lịch, hay một vài khóa huấn luyện cá nhân hoặc thậm chí một tháng tập miễn phí trong mùa thấp điểm.
2/ Đăng ký theo tháng có thể bị “chém đẹp”
Gói tập theo tháng chỉ thích hợp với những ai siêng đi tập, nếu chỉ ghé phòng gym khoảng hai lần/tuần, bạn không nên chọn nó. Người đăng ký gói tập này có thể phải trả chi phí cao hơn 70% so với đối tượng trả theo số lần tập luyện. Đây là tư vấn của chị Phan Diệu Huyền, phụ trách truyền thông, tiếp thị của hệ thống phòng tập California Fitness and Yoga Centers tại Việt Nam. Chị cũng từng thực hiện nghiên cứu liên quan đến người tập gym trong ba năm.
3/ Phòng tập đầy mầm bệnh
Một nghiên cứu cho thấy 3/4 thiết bị tập tạ ẩn chứa rhino, vi-rút gây cảm lạnh. Ngay cả việc lau chùi bề mặt sàn và dụng cụ cũng không hoàn toàn loại trừ được mầm bệnh. Chứng sổ mũi là mối lo nhỏ nhất của bạn: nhiễm khuẩn MRSA và các loại bệnh nhiễm trùng vi khuẩn khác có thể lây lan nếu một vết đứt hoặc vết xước trên da tiếp xúc với vi khuẩn này. Phòng tập cũng là môi trường thuận lợi để truyền bệnh và ủ bệnh, theo huấn luyện viên Võ Khánh Nho, phụ trách dinh dưỡng và y khoa thể thao tại trung tâm Fit24, Q. 7, TP. HCM. Vi khuẩn, nấm và vi-rút có thể sống sót ở những nơi ẩm ướt như phòng thay quần áo ẩm thấp hay đệm, những băng ghế dài đẫm mồ hôi. Bạn nên trải một chiếc khăn lau lên thảm hoặc ghế tập thể dục lẫn ghế dài trong phòng thay đồ nhằm hạn chế để da tiếp xúc với các bề mặt nơi đây.
Ngoài ra, còn cách thông minh hơn: thay áo ba lỗ và quần siêu ngắn bằng áo thun, quần lửng hoặc legging ít để lộ da thịt của bạn. Bạn chịu khó mang theo thảm tập yoga riêng vì hầu hết thảm tập chung đều không được giặt giũ thường xuyên. Sau buổi tập, bạn nhớ tắm vòi sen ngay lập tức, thay quần áo sạch và đặt đồ dùng bẩn ở một ngăn riêng trong túi xách, cô Jackie Đoàn, chuyên gia tại Mirra Spa, Q. 1, TP. HCM, tư vấn. Khi về đến nhà, bạn đừng quên mang dép dùng trong phòng tắm ra phơi khô nơi thoáng đãng trước khi bọc lại. Ngoài ra, bạn cũng không nên lau khăn do phòng gym cung cấp nếu biết cơn bùng phát MRSA liên quan đến khăn dùng chung. Thử hỏi bộ phận giặt ở phòng tập xem khăn có giặt nước nóng và sấy khô cẩn thận hay không. Nếu họ không đảm bảo điều này, tốt nhất bạn nên đem theo khăn riêng.
Cẩn thận khi để đồ dùng cá nhân ở gần băng ghế ngồi chung
Ảnh: Shutterstock
4/ Thuê huấn luyện viên bù nhìnBạn đừng để mình bị qua mặt trước bắp tay và thân hình rắn chắc của huấn luyện viên vạm vỡ nào đó. Trước khi đóng tiền cho khóa tập với huấn luyện viên riêng, bạn nên hỏi người quản lý phòng gym về tiêu chuẩn thuê người và kiểm tra số năm kinh nghiệm cũng như nơi cấp chứng chỉ cho họ.
Theo cô Sylvie Melo Trần, huấn luyện viên tại trung tâm Crescent Wellness, Phú Mỹ Hưng, Q. 7, TP. HCM, lý lịch hoành tráng là một chuyện, bạn cần để ý cả cách các huấn luyện viên trao đổi với khách hàng. Một dấu hiệu khác cần đặt dấu hỏi nếu họ không hề hỏi thăm bạn về cấp độ luyện tập, chấn thương trước đây hoặc các vấn đề y khoa khác. Một huấn luyện viên giỏi sẽ không bảo người đang bị đau vai hay sưng khuỷu tay do chơi quần vợt tập những động tác không phù hợp.
5/ Không thể giao phó đời bạn cho phòng tập
Đột ngột tử vong vì bệnh tim trong quá trình tập luyện hiếm khi xảy ra, nhưng nếu tim của bạn tạm ngưng đập, chuyện tiếp theo có thể khiến mọi thứ khác đi. Theo bác sĩ chuyên khoa tim Đỗ Thị Kim Chi, bệnh viện An Sinh, TP. HCM, nếu máy khử rung tim tự động bên ngoài (AED) được mang ra sử dụng ngay tức thì, cơ hội sống sót dành cho bạn sẽ cao hơn 90%. Dù phòng gym sở hữu thiết bị này, nhưng có chắc nhân viên nơi đó biết sử dụng? Tin không vui là mỗi phút chần chừ, trì hoãn sẽ hạ thấp khoảng 10% cơ hội bạn được cứu sống. Do đó, nhớ kiểm tra xem phòng tập có AED và nhân viên biết dùng AED không, đồng thời họ có hiểu về thủ thuật hồi sức tim, phổi CPR hay không.
6/ Vẫn bị tính phí sau khi hủy đăng ký
Giống như gã bạn trai xấu tính thích níu kéo dây dưa, phòng gym có thể khiến việc chia tay của bạn khó thành hiện thực. Trong số những câu chuyện bàn ra tán vào, khen chê tình hình phòng gym, các quý cô luôn phàn nàn về vấn đề chi phí và thiết bị tập. “Rất nhiều thành viên bị tính phí cho hạng mục nào đó mà họ nghĩ rằng mình đã hủy đăng ký”, Lý Ngọc Thanh Mai, thành viên lâu năm tại một câu lạc bộ Yoga ở TP. HCM, nhận định. Nếu bạn nói mình chuyển chỗ ở, một số phòng gym sẽ để bạn chấm dứt hợp đồng khi bạn đưa ra được lý do hợp lý cho việc không thể tiếp tục tập luyện tại chi nhánh khu vực bạn dọn đến. Nói chung việc chấm dứt hợp đồng không dễ dàng như lúc đăng ký.
Sự xuất hiện ồ ạt của hợp đồng điện tử qua email đang khiến tình hình tồi tệ thêm. Quả thật, không gì thay thế được giấy tờ xác thực trong tay để bạn có thể xem xét cẩn thận các điều khoản. Trước khi ký kết, bạn phải chắc chắn rằng mình đã nắm rõ chính sách hủy đăng ký lẫn thủ tục làm hóa đơn của phòng gym, lưu ý thời gian trói buộc của hợp đồng cũng như chi tiết về quá trình gia hạn làm hội viên. Bên cạnh đó, bạn nhớ giữ kỹ bản in của mọi loại giấy tờ phòng khi cần dùng sau này.